Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch chất nhầy hoặc các dị vật trong đường thở. Có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh và thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh hô hấp. Vì vậy, nếu con bạn bị ho, việc hiểu nguyên nhân và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho?

Nằm quạt nhiều, không khí lạnh thường được nhiều ba mẹ cho là nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị ho. Tuy nhiên, tác nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho không chỉ đơn giản như thế. Những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho:

  • Cảm lạnh: trẻ ho kèm theo các triệu chứng khác như sổ mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, mệt mỏi, sốt cao và đau họng.
  • Cúm: Ho khan là triệu chứng của bệnh cúm. Các triệu chứng có thể giống với cảm lạnh; nhưng phát triển nhanh hơn nhiều; và ảnh hưởng nhiều hơn đến mũi và cổ họng. Trẻ em có thể bị đau tai và thường ít hoạt động hơn.
  • Dị ứng: Các chất gây dị ứng và kích ứng như thức ăn, bụi; vẩy da thú cưng và phấn hoa có thể khiến con bạn bị ho kéo dài; cũng như khiến trẻ chảy nước mắt hoặc cay mắt; chảy nước mũi, đau và/hoặc ngứa cổ họng, phát ban và hắt hơi.
  • Nhiễm khuẩn: Ho khan có thể là triệu chứng của nhiễm khuẩn. Các triệu chứng khác của nhiễm khuẩn gồm thở khò khè, khó thở, sốt,…
  • Ho gà: bệnh truyền nhiễm có đặc trưng là ho ngược (tức là hít vào sâu, rồi mới bắt đầu ho). Các triệu chứng khác như sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.
  • Những lý do khác khiến trẻ sơ sinh bị ho: ho khi hít phải dị vật nhỏ làm tắc nghẽn đường hô hấp; ho khi tiếp xúc với các chất kích thích ô nhiễm từ thuốc lá hoặc khói lò sưởi,…
image
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ sơ sinh bị ho nhẹ, không kèm biểu hiện toàn thân khác; ba mẹ có thể không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho kèm những dấu hiệu sau; ba mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ mà cần phải đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Trẻ thở nhanh trên 60 lần/phút đối với trẻ sơ sinh
  • Trẻ bị khó thở (vật lộn từng hơi thở, hầu như không thể khóc), bất tỉnh hoặc ngừng thở
  • Trẻ ho dữ dội hoặc lên cơn ho; thở khò khè hoặc thở rít (âm thanh the thé khi hít vào)
  • Trẻ tím quanh môi, mặt, hoặc lưỡi sau khi ho
  • Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ
  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Li bì, khó đánh thức, co giật.

image

Ba mẹ cần chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị ho như thế nào?

Nếu trẻ sơ sinh bị ho thường, ba mẹ đừng quá lo lắng. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho tại nhà có thể tham khảo:

*Biện pháp không dùng thuốc:

  • Chăm sóc đúng cách: giữ ấm, tránh gió, ngủ đủ giấc…
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn nhằm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
  • Chia nhỏ lượng sữa mỗi lần bé bú, sữa mẹ giúp làm tan đờm, giảm cơn ho kéo dài.

*Sử dụng thuốc:

Trong trường hợp những biện pháp thông thường không đủ để cải thiện tình trạng ho có đờm; lời khuyên tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám bác sĩ và dùng thuốc để giảm nhanh các triệu chứng. Hiện nay có rất nhiều thành phần thuốc có công dụng tiêu đờm như Ambroxol, Bromhexin, Carbocystein… Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần lưu ý độ tuổi và tình trạng sức khỏe, các loại thuốc bệnh nhân đang dùng để lựa chọn hợp lý.

image

Với thành phần chứa Ambroxol có tác dụng phân giải chất nhầy, làm loãng đờm. Siro HALIXOL giúp điều trị các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp do tăng sinh chất nhầy và đờm. Siro HALIXOL là một lựa chọn an toàn mà hiệu quả, vị trái cây dễ uống, có thể dùng cho cả người lớn, người già và trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Phẩm Bến Tre, được người dân tin dùng gần 10 năm qua.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.