Ho có đờm lâu ngày không khỏi là biểu hiện của rất nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân và làm thế nào để điều trị ho có đờm lâu ngày không khỏi?

Nguyên nhân gây ho có đờm?

Đờm (một số nơi gọi là đàm) bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ; và cả vi khuẩn, virus xâm nhập từ đường hô hấp trên,… Đây là chất tiết của đường hô hấp từ khí quản, phế quản; các xoang hàm trán, các hốc mũi và họng. Ho có đờm có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý như: bệnh lý viêm phổi; hen phế quản, giãn phế quản, viêm đường hô hấp, cảm cúm, viêm amidan, viêm xoang,…

Ho có đờm được chia làm hai loại cấp tính hoặc mạn tính; khi triệu chứng kéo dài lâu ngày trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mạn tính. Đây cũng được xem là triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản mạn tính: Là bệnh hô hấp gây khó thở do tắc nghẽn luồng khí ở phổi; đặc trưng bởi sự tăng tiết nhiều chất nhầy trong phế quản và có biểu hiện khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm, kéo dài 2 năm liên tiếp.
  • Bệnh lao phổi: Bệnh nhân mắc lao phổi thường có biểu hiện ho khạc kéo dài trên 2 tuần; kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi “trộm”, gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi. Cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
  • Bệnh giãn phế quản thể ướt: Đây là nguyên nhân gây tăng tiết đờm lâu ngày khiến người bệnh phải thường xuyên khạc nhổ.
image
Ho có đờm lâu ngày không khỏi là biểu hiện của rất nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm

Làm thế nào khi bị ho có đờm lâu ngày không khỏi?

Để cải thiện tình trạng này một cách dứt điểm; cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế. Việc tự ý điều trị hay điều trị sai cách; khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân.

Cùng với đó, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt phòng ngừa ho có đờm tái phát bằng cách:

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng họng và ngực, không để cơ thể nhiễm lạnh
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung rau xanh, trái cây, vitamin…
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cho hệ hô hấp
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, kích thích cơn ho như khói bụi, lông thú, phấn hoa,…
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích
image
Tăng sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh

Để tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh lý cũng như cách điều trị ho có đàm, bạn có thể truy cập website https://halixol.com.vn/. Nếu tình trạng ho có đàm kéo dài, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, bạn có thể bấm trực tiếp TẠI ĐÂY